Người Việt Các dân tộc ở Campuchia

Trước Nội chiến Campuchia, người Việt Nam là dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Campuchia, với ước tính khoảng 450.000 người sống tập trung ở các tỉnh phía đông nam của đất nước tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long. Người Campuchia gốc Việt cũng sống ở thượng nguồn dọc theo bờ Tonlé Sap. Tuy nhiên, trong chiến tranh, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia đã bị "xóa sổ hoàn toàn".[2] Theo cuộc điều tra dân số ở Campuchia năm 2013, người nói tiếng Việt chỉ chiếm 0,42%, tương đương 61.000 người trong số 14,7 triệu người Campuchia.[3] Hầu hết những người này đến Campuchia trong thời gian đất nước bị chiếm đóng bởi Việt Nam. Chính phủ Campuchia do Việt Nam thành lập (Cộng hòa Nhân dân Campuchia) dựa rất nhiều vào Việt Nam để xây dựng lại nền kinh tế. Sau khi quân đội Việt Nam rút khỏi đất nước năm 1993, chính phủ Campuchia hiện đại vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Việt Nam và các công ty kinh doanh do Việt Nam hậu thuẫn đã đến đất nước này để tận dụng thị trường mới. Ngoài những người nhập cư chủ yếu ở thành thị này, còn có một số nông dân vượt biên bất hợp pháp, hy vọng có cuộc sống tốt hơn ở Campuchia.

Một "làng nổi" của Việt Nam ở tỉnh Siem Reap (2011)

Mặc dù các ngữ chi Việt cũng thuộc ngữ hệ Nam Á như tiếng Khmer, có rất ít mối liên hệ văn hóa giữa ai dân tộc do người Khmer vốn là một phần của Đại Ấn Độ trong khi người Việt là một phần của khu vực văn hóa Đông Á và tiếp nhận văn hóa Trung Quốc.[4]

Căng thẳng sắc tộc giữa hai bên có thể bắt nguồn từ Thời kỳ Hậu Angkor (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19). Trong thời gian đó, Việt NamThái Lan đều cố gắng biến một Campuchia suy yếu thời hậu Angkor thành chư hầu của mình, qua đó thống trị toàn bộ Đông Dương. Quyền kiểm soát Campuchia trong thời gian này được đá qua đá lại giữa Thái Lan và Việt Nam. Không giống như Thái Lan, Việt Nam muốn Campuchia áp dụng các tập quán, cách ăn mặc và ngôn ngữ của người Việt, dẫn đến việc người Khmer phẫn nộ và kháng cự cho đến khi họ bị sáp nhập vào Đông Dương thuộc Pháp.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp đã đưa người Việt sang quản lý chính quyền địa phương Campuchia, gây thêm sự phẫn uất và thái độ chống đối Việt Nam kéo dài đến tận ngày nay.[4]

Do lịch sử lâu đời giữa hai nước, có một lượng đáng kể người Campuchia mang dòng máu lai Việt và Khmer. Hầu hết những người này không còn nói tiếng Việt và đã hòa nhập vào xã hội người Khmer và nhận dạng là người Khmer. Họ chủ yếu tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sảnđồng bằng sông Cửu Long.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các dân tộc ở Campuchia http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JJ09Ae... http://www.cambodia-travel.com/information/ethnic-... http://www.indigenousportal.com/Heritage/Cambodia-... http://www.medwelljournals.com/fulltext/?doi=sscie... http://www.mmtimes.com/index.php/national-news/917... http://www.nationmaster.com/graph/peo_eth_gro-peop... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/c... //dx.doi.org/10.1017%2FS0022463410000020 http://www.irrawaddy.org/magazine/kola-cambodia.ht... //www.worldcat.org/issn/2159-2152